Friday, July 22, 2016

Nấm ngọc cẩu là loại dược liệu gì?


Nói đến các loại nấm trong đông y nhiều người vẫn thương biết đến những cái tên như nấm linh chi hay nấm linh xanh nhiều hơn là loại nấm ngọc cẩu. Bởi đây thực chất là loại cây dó đất chứ không phải là nấm. Nấm ngọc cẩu là loại dược liệu gì, hãy cùng tìm hiểu với những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé. 

Tên gọi 

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Balanophoraceae. Nấm ngọc cẩu còn có những tên gọi khác là hoa huyết sơn, cây tỏa dương, cây dó đất … với những cây có màu đỏ thì được gọi là cây hoa tuyết sơn, còn những cây có màu trắng được gọi là cây hoa tuyết.  Ở một số vùng núi phía bắc bà con đồng bào dân tộc còn gọi đây là cây pì lìn.  

Hình thức bên ngoài 

Nấm ngọc cẩu là một loại cây thuốc thân nhỏ trông giống như cây sống ký sinh trên những cây thên gỗ như họ đậu hoặc cây dâu tằm hay các loài tre… có chiều cao từ 8-15 cm, củ sần sùi. Trông giống như cây nấm màu đỏ, màu trắng hay  nâu sẫm. Hoa có màu tím mùi hơi hôi thường được tìm thấy trên ngọn núi cao trên 1500m.

Đặc điểm của cây nấm ngọc cẩu 

Cả cụm hoa đực hay hoa cái của cây nấm ngọc cẩu đều có hình trức hay hình bầu. Phần hoa đực không nhìn thấy có cuống rõ, có khối phấn bị ép ngang. Phần hoa cái mọc xung quanh phần chân vảy bảo vệ, vảy có hình trứng cụt đầu có 1 vòi nhụy. Hoa của nấm ngọc cẩu mỗi năm ra hoa 1 lần thời gian vào mùa đông xuân, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hoa của nấm ngọc cẩu không có quả, sinh sản bằng hình thức đẻ nhánh

Tác dụng của nấm ngọc cẩu 

Trong đông y nấm ngọc cẩu tỏa dương được biết đến là bài thuốc dùng để tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Có tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Trị các chứng bệnh yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. Ngoài ra khi nấm ngọc cẩu được kết hợp với một số vị thuốc khác có tác dụng điều trị rối loạn tiền đình mang lại hiệu quả rất tốt.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu

Nguyên liệu chế biến

- Nước 
- Dụng cụ: Dao, thớt, nong để phơi nấm
Cách chế biến: 
- Rửa sạch phần củ nấm, có thể dùng bàn chải để trải cho sạch phần đất cát từ củ
- Thái mỏng rồi đem phơi khô. Với 7-9 kg nấm tươi có thể khôi lại còn được 1kg vì trong nấm có nhiều nước
- Phơi khô liên tục trong vòng 3-4 ngày dưới ánh năng đều và to
Cách pha chế nâm ngọc cẩu 
- Cho vài miếng nấm ngọc cẩu đã phơi khô và cốc nước ấm hoặc nước đun sôi 
- Chờ cho nước ngấm đều và phần chất trong nấm được thôi ra trong khoảng 10 phút
- Cho thêm 2 thìa mật ong và sử dụng khi còn nóng



0 comments:

Post a Comment